Cách bảo quản cua sống lâu không hao thịt ai cũng nên biết

Bạn đã biết cách bảo quản cua sống như thế nào để đảm bảo cua vẫn tươi ngon, không bị gầy, hoặc thịt cua không bị xơ, mất chất chưa? Trong bài viết dưới đây, bloguemarketinginteractif.com chia sẻ tới bạn cách bảo quản các loại cua sống lâu, nguyên vẹn chất lượng. Cùng theo dõi nhé!

I. Hướng dẫn bảo quản cua sống

Bảo quan cua biển sống tươi ngon
  • Bước 1: Vì cua biển còn sống nên sự giãy dụa của nó sẽ khiến bạn khó xử lý. Tốt hơn hết bạn nên đặt chúng lên trên bề mặt đá lạnh để làm giảm sự cựa quậy của chúng. Bên cạnh đó còn giúp cua tươi và ngon hơn.
  • Bước 2: Trên người cua biển sống luôn có buộc một sợi dây nhằm giữ các càng cua để nó không kẹp tay. Do đó bạn không nên tháo dây này ra. Sau khi làm cua tê trên nước đá, bạn hãy lật yếm dưới bụng cua lên, dùng dao nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng.
  • Bước 3: Bắt đầu tách yếm cua, mang cua ra bỏ, chỉ giữ lại phần chứa thịt cua.
  • Bước 4: Dùng một chiếc bàn chải đánh răng sạch sẽ để chà rửa quanh thân cua. Khi thấy sạch sẽ rồi thì cho cua vào tủ lạnh để bảo quản.

Cách xếp cua để bảo quản:

  • Cách 1: Xếp cua nằm ngay ngắn trong một hộp nhựa vừa đủ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Phương pháp này chỉ thích hợp nếu bạn muốn chế biến trong ngày. Nhiệt độ tủ lạnh tốt nhất để giữ được hương vị của cua từ 0 – 4 độ C.
  • Cách 2: Bảo quản cua biển trong túi nilon kín, đã hút chân không càng tốt. Cách làm này có thể giúp giữ cua tươi trong vòng 2 – 3 ngày.

Ngoài ra, nếu không có tủ lạnh để dự trữ cua, bạn có thể chuẩn bị một thùng xốp, thùng nhựa có khả năng cách nhiệt. Đổ nước muối loãng vào rồi thả cua vào, đặt thùng ở nơi thoáng mát có nhiệt độ từ 10 – 15 độ C.

II. Hướng dẫn bảo quản đã chế biến chín

Cua biển chín dễ dàng bảo quản hơn cua biển sống rất nhiều. Nhưng lời khuyên dành cho bạn là nên để cua còn nguyên vẹn cả con, không nên bóc tách thịt khỏi lớp vỏ giáp xác để tránh thịt cua bị khô khi để trong tủ lạnh. Hãy áp dụng cách bảo quản cua biển chín như sau:

  • Bọc kín cua bằng nilon, túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không và để lên ngăn đá tủ lạnh.
  • Thời gian bảo quản an toàn từ 2 -5 ngày.
  • Tuy nhiên, chất lượng và hương vị cua sẽ không được ngon như ban đầu bởi thịt cua dễ bị biến đổi chất, mất đi protein, không tốt cho sức khỏe.
  • Bạn nên sử dụng cua cho các bữa ăn sau như bữa trưa đến bữa tối. Không nên để qua đêm.

Sau khi bỏ cua biển chín được bảo quản trong tủ lạnh ra ngoài, bạn cần phải hấp hoặc làm nóng cua lên để ăn. Vì các loại vi khuẩn trong tủ lạnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn nếu bạn cứ thế lấy từ tủ lạnh ra để ăn.

Cua chế biến chín bảo quản bằng cách bọc nilon

III. Hướng dẫn cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh

1. Cách bảo quản cua đồng sống

  • ách bảo quản được lâu và tươi ngon nhất chính là việc sơ chế cua, lọc bỏ mai, tách gạch cua và thịt cua riêng. Phần thịt cua cần phải được rửa sạch. Bạn có thể trữ phần thịt cua vào túi nilon, hộp kín để ngăn đá tủ lạnh. Hoặc xay nhỏ thịt cua và cất trên ngăn đá tủ lạnh.
  • Cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh này có thể giúp bạn để cua được cả tuần mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cua. Khi cần nấu ăn, bạn chỉ cần rã đông là có thể sử dụng.

2. Cách bảo quản cua đồng được chế biến chín

  • Với các loại cua được chế biến, nấu chín thì có bảo quản được lâu hay không còn tùy thuộc vào cách mà bạn chế biến cua. Nếu là các món cua rang, chiên giòn,… bạn có thể để được 1 – 2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu nấu canh, canh cua chỉ nên ăn ở bữa tiếp theo như sáng đến trưa, trưa đến tối.
  • Canh cua để qua đêm dễ hỏng hoặc nếu có ăn được cũng không tốt cho sức khỏe. Dễ bị biến chất, ngộ độc, đau bụng hoặc các bệnh về đường ruột.

IV. Hướng dẫn cách chọn cua biển ngon

Để phân biệt được đâu là cua biển tươi ngon, bạn chỉ cần dựa vào một trong số các cách dưới đây:

  • Cách 1: Quan sát màu sắc giữa mai và càng cua

Cua ngon sẽ có màu mai và càng sẫm, đậm, tương đồng nhau. Đặc biệt nếu màu sắc trên lớp da nằm giữa khuỷu cùi chỏ trên càng cua là màu hồng đỏ hoặc hồng đậm thì khả năng cao cua đó có nhiều thịt và ngon hơn.

  • Cách 2: Quan sát và kiểm tra yếm cua

Bạn dùng ngón tay nhấn mạnh vào yếm cua để kiểm tra xem độ cứng của phần yến như thế nào? Nếu yếm cứng, không bị lún vào là tốt, chứng tỏ cua chắc, khỏe và ngon. Bật mí nhỏ cho bạn là cua biển trưởng thành sẽ có phần yếm sẫm đậm như màu đất.

  • Cách 3: Bóp thử mai cua

Bạn dùng hai ngón tay bóp vào mai cua, nếu cảm nhận được độ chắc chắn của mai cua thì chứng tỏ đó là cua ngon, nhiều thịt.

1. Cách chọn cua thịt

  • Xem màu sắc lớp da giữa kẹt khuỷu trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì đây là cua có nhiều thịt. Đối với cua vừa mới bắt thì lớp da này sẽ thẳng bóng, ngược lại thì cua đã bắt lâu ngày lớp da này nhăn nheo.
  • Bóp yếm nếu cảm thấy cứng tay là những con cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm thì cua ít thịt và thường bị ốp.
  • Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, ở phía dưới mai: Bóp phải vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe thì thịt ngon. Ngược lại, là cua đã yếu sắp chết.

2. Cách chọn gạch cua

Kiểm tra độ đầy và chắc của thịt bằng cách bóp vào mai cua
  • Kiểm tra độ đầy và chắc của thịt bằng cách bóp vào mai cua. Mai cua mềm thì chứng tỏ phần thịt bị ốp, ăn không ngon và gạch cũng sẽ không ngon. Các bạn chọn con nào càng chắc sẽ càng tốt. Và đặc biệt là những chú cua có màu vàng phèn là cua ngon, bạn nên chọn những chú cua này cho bữa ăn của gia đình mình.
  • Bạn dùng tay đè nhẹ phần khe giữa phần mai cua và yếm cua. Sau đó bạn nhìn vào xem, nếu cua gạch nhiều bạn sẽ thấy phần gạch màu đỏ nhiều ở bên trong, còn nhìn vào mà không thấy gì thì bạn nên lựa con cua khác.

Như vậy bài viết trên đây đã tổng hợp các cách bảo quản cua sống lâu mà tươi ngon. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để lưu trữ và chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng từ cua nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *