Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa hiện là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh, bởi vì nó gây ra tình trạng ngứa ngáy, da bong tróc. Nếu không được chữa trị ngay, bệnh có thể gây ra một số biến chứng viêm da cơ địa bội nhiễm. Vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của bloguemarketinginteractif.com để hiểu rõ viêm da cơ địa là gì, có nguy hiểm không và phương pháp điều trị an toàn nhé.

I. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ

Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm, eczema… là căn bệnh mãn tính, xảy ra theo từng đợt. Đặc trưng của viêm da cơ địa là da đỏ, khô, ngứa và tổn thương. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh hơn cả.

Tuy bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy viêm da cơ địa có tính di truyền. Vì thế, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với người khác.

Viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như chân, mặt, bụng, lưng, mông… Tuy nhiên những vết chàm xuất hiện chủ yếu ở vùng cánh tay, đùi, lưng, bàn tay. Những vết chàm thường xuất hiện rầm rộ vào một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ thuyên giảm và tiếp tục tái phát.

Căn bệnh này gây ra ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh như:

  • Gây ra tình trạng ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
  • Bệnh tái phát thường xuyên nên khó điều trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh phải chung sống với viêm da cơ địa trong thời gian dài.
  • Nếu gãi nhiều có thể làm tổn thương da, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm.
  • Một số trường hợp bội nhiễm do virus có thể gây tổn thương đến cơ quan bên trong, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

II. Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố liên quan. Vậy nguyên nhân gây viêm da cơ địa là gì?

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bị viêm da cơ địa thì con cái có nguy cơ mắc bệnh ngoài da này cao hơn so với người khác.
  • Cơ địa: Theo thống kê, những người bị viêm da cơ địa đều có tiền sử bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, dị ứng thuốc, hen, mề đay.
  • Sức đề kháng kém: Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị virus tấn công, ảnh hưởng của môi trường.
  • Tính chất công việc, cuộc sống: Tiếp xúc với khói bụi, hóa chất… cũng là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa.

III. Những triệu chứng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa gây ra tình trạng ngứa ngáy

Viêm da cơ địa không quá khó để nhận biết bởi vì nó có những dấu hiệu nhất định. Vậy các triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa là gì?

  • Ngứa chính là biểu hiện điển hình của viêm da cơ địa. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy ở một vùng da hoặc nhiều vùng da khác trên cơ thể. Những cơn ngứa thường xuất hiện nhiều khi về đêm hoặc thời tiết thay đổi. Vì thế mà ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Tổn thương da: Khi bệnh mới khởi phát thì trên da người bệnh sẽ xuất hiện những vết chàm, vết đỏ. Đây cũng là những triệu chứng, xuất phát điểm của tình trạng ngứa, nếu gãi càng nhiều thì các tổn thương càng lan rộng.
  • Da phù nề: Khi người bệnh gãi nhiều sẽ dẫn đến các tổn thương liên quan đến da. Ở giai đoạn này, da sẽ có biểu hiện phù nề, đóng vảy, chảy dịch…
  • Tổn thương da lan rộng: Việc gãi da quá nhiều không những khiến người bệnh đau rát hơn mà còn tạo điều khiển cho vùng da tổn thương lan rộng hơn.
  • Tổn thương da tái phát: Viêm da cơ địa sẽ khỏi sau thời gian ngắn điều trị. Tuy nhiên, sau đó bệnh sẽ tiếp tục tái phát do thời tiết…

IV. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Do viêm da cơ địa thường biểu hiện thành từng đợt và sẽ tự thuyên giảm, với thể nhẹ sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh ngứa, gãi nhiều thì có thể gây ra nhiễm trùng da. Vì thế khi vết thương trên da lành có thể để lại sẹo.

Với những trường hợp bị bội nhiễm nặng, biểu hiện sốt, mụn nước, mệt mỏi… tỉ lệ tử vong có thể lên đến 9%.

Bên cạnh đó, do viêm da cơ địa kéo dài trong nhiều năm nên nếu điều trị sai cách hoặc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng da đỏ toàn thân, xuất hiện những đợt sốt rét, ngứa thường xuyên…

V. Phương pháp điều trị viêm da cơ địa

Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để giảm ngứa ngáy

Khi có dấu hiệu của viêm da cơ địa kể trên, bạn nên đến bệnh viện để xác định và thực hiện chẩn đoán. Viêm da cơ địa không thể điều trị khỏi hoàn toàn hoặc dựa vào nguyên nhân. Mục đích điều trị chủ yếu là giảm ngứa, giảm viêm, ngăn ngừa sự tái phát lại.

1. Chữa viêm da cơ địa bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian cũng có một số phương pháp chữa bệnh ngoài da này hiệu quả. Vậy cách chữa viêm da cơ địa là gì, như thế nào?

  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Bạn rửa sạch 1 nắm lá trầu không, sau đó ngâm với muối và vò nát. Đun sôi lá trầu không với khoảng 2 lít nước và dùng nước đó để rửa vùng da bị bệnh.
  • Chữa viêm da cơ địa với tỏi: Lấy khoảng 200g tỏi, bóc vỏ, rửa sạch rồi ngâm với 1 lít rượu trắng. Ngâm trong khoảng 2 tuần, rồi sử dụng bông gòn thấm dung dịch đó để thoa lên vùng da bị bệnh, để quan đêm.
  • Chữa bệnh với lá ổi: Bạn giã nát nắm lá ổi, sau đó lọc lấy nước. Thấm nước lá ổi lên dùng da bị viêm.
  • Chữa bằng lá lốt: Đun sôi 1 nắm lá lốt với nước. Sau đó rửa vùng da bị nhiễm với nước lá lốt. Với bã lá lốt, bạn có thể dùng để đắp lên vùng da viêm để giảm ngứa.

Nhìn chung, phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian khá lành tình và an toàn. Tuy nhiên, chúng chỉ làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm da cơ địa như ngứa ngáy, da khô, viêm nhiễm. Vì thế, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

2. Thuốc trị viêm da cơ địa từ tây y

Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo tình trạng của bệnh

Điều trị viêm da cơ địa bằng phương pháp tây y sẽ tùy vào mức độ của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Điều trị bằng thuốc uống: Những trường hợp viêm da cơ địa sử dụng thuốc uống chủ yếu là điều trị bội nhiễm. Sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng tốt trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, với những trường hợp bệnh nặng cần sử dụng thêm thuốc kháng histamin để hạn chế tình trạng ngứa ngáy.
  • Điều trị bằng thuốc bôi: Đây là phương pháp thường được sử dụng để giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm.

3. Chữa viêm da cơ địa bằng phương pháp đông y

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa theo y học cổ truyền cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, cụ thể như sau:

  • Viêm da cơ địa do phong thì sẽ dùng vị thuốc điều trị với kinh giới, bạc hà…
  • Nếu viêm da cơ địa do nhiệt với những biểu hiện là sưng, nóng rát… sẽ dùng vị thuốc điều trị thanh nhiệt như bồ công anh, sài đất…
  • Nếu viêm da cơ địa với biểu hiện nổi mẩn do huyết ứ sẽ dùng vị thuốc điều trị như tảo giác thính…
  • Viêm da cơ địa với biểu hiện mụn nước, chảy dịch vàng do thấp nhiệt sẽ dùng các vị thuốc điều trị như khổ sâm, hoàng liên…

Có thể thấy mọi người không nên chủ quan với viêm da cơ địa, bởi vì nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt nếu không được điều trị đúng cách. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết bạn đã hiểu được viêm da cơ địa là gì, cũng như phương pháp điều trị tốt nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.