Tatanol là thuốc gì? Công dụng, liều dùng như thế nào?

Tatanol là loại thuốc hạ sốt, giảm đau được sử dụng phổ biến hiện nay. Việc hiểu rõ Tatanol là thuốc gì, những lưu ý khi sử dụng sẽ giúp bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của bloguemarketinginteractif.com để có được thông tin cần biết nhé.

I. Thuốc Tatanol là thuốc gì?

Tatanol là thuốc giảm đau, hạ sốt

Tatanol là thuốc giảm đau, hạ sốt chứa hoạt chất chính là acetaminophen được bán tại các hiệu thuốc mà không cần đến đơn của bác sĩ.

Vai trò của hoạt chất acetaminophen:

  • Là chất chuyển đổi có hoạt tính của thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả.
  • Thuốc giảm thân nhiệt ở người đang sốt nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.
  • Bên cạnh đó, acetaminophen còn tác động đến vùng dưới đồi giúp hạ nhiệt cơ thể hiệu quả, tăng nhiệt do giãn mạch đồng thời cũng làm tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Thuốc được sử dụng trong những tình trạng như sau:

  • Đau cơ xương, đau lưng
  • Cảm lạnh, cảm cúm
  • Đau bụng kinh
  • Đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng.

Như vậy với thắc mắc Tatanol là thuốc gì, đây là loại thuốc được dùng để điều trị các chứng đau, sốt từ nhẹ đến vừa.

Trong đó, với chỉ định điều trị đau thì Tatanol giúp giảm đau tạm thời với những triệu chứng đau nhẹ đến vừa như nhức đầu, đau xương, cảm cúm…

Bên cạnh đó, với tình trạng sốt thì Tatanol giúp hạ thân nhiệt ở những người bị sốt do mọi nguyên nhân nhưng không làm ảnh hưởng đến thân nhiệt của cơ thể.

II. Liều dùng thuốc Tatanol

Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc Tatanol có thể được dùng với liều duy nhất hoặc liều lặp đi lặp lại tùy theo mục đích, phương pháp điều trị. Do đó, để Tatanol phát được hết công dụng, người bệnh cần lưu ý đến liều dùng như sau:

Đối với người lớn, trẻ nhỏ trên 12 tuổi:

  • Dùng 1-2 viên Tatanol 500g/lần, cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng.
  • Không dùng quá 8 viên trong vòng 2 giờ
  • Với những trường hợp điều trị các bệnh mãn tính thì việc sử dụng Tatanol cần có chỉ định từ bác sĩ.

Đối với trẻ em 8-12 tuổi:

  • Dùng 1 viên Tatanol 500mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau tối thiểu 4 giờ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng quá 4 viên Tatanol/ngày.

III. Cách dùng thuốc Tatanol hiệu quả

Bên cạnh việc tìm hiểu Tatanol là thuốc gì, người dùng cần phải sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không được dùng nhiều hoặc ít hơn so với chỉ định.

1. Nên làm gì khi dùng quá liều

Dùng quá liều Tatanol có thể gây ra các tình trạng như buồn nôn, đau bụng… trong vòng 2-3 giờ sau khi uống.

Khi bị ngộ độc nặng, có thể kích thích hệ thần kinh trung ương và dẫn đến mê sảng. Tiếp đến có thể gây ức chế hệ thần kinh, thở nhanh, mệt lả, suy tuần hoàn…

Trong trường hợp quá liều hoặc khẩn cấp cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Với trường hợp nhiễm độc nặng do dùng quá liều, cần phải tích cực hỗ trợ:

  • Rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi người bệnh uống Tatanol.
  • Dùng thuốc giải độc ngay lập tức, càng sớm càng tốt.
  • Nếu dùng than hoạt tính trước khi dùng các hoạt chất khác thì cần phải hút than hoạt tính ra khỏi dạ dày trước tiên.
  • Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc tẩy muối, than hoạt vì có khả năng làm giảm quá trình hấp thu acetaminophen.

2. Nên làm gì nếu quên liều

Nên bổ sung liều quên càng sớm càng tốt

Nếu bạn quên dùng Tatanol, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua liều đã quên đó và dùng liều kế tiếp. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều đã chỉ định.

IV. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Tatanol

Những tác dụng phụ khi sử dụng Tatanol có thể bao gồm:

  • Nổi ban đỏ, mày đay, nhưng có thể nặng hơn và kèm theo sốt, thương tổn niêm mạc.
  • Buồn nôn, rối loạn hệ tạo máu, thiếu máu.
  • Tatanol có thể gây bệnh thận, độc tính thận khi làm dụng trong thời gian dài.
  • Tăng dị ứng, mẫn cảm trên cơ thể như dị ứng thực phẩm, viêm mũi dị ứng…

Do đó, trước khi sử dụng Tatanol bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu có sức khỏe có những vấn đề sau:

  • Bị thiếu máu
  • Suy dinh dưỡng hoặc mất nước
  • Cơ thể dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Đang gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt liên quan đến gan
  • Bị suy gan, suy thận
  • Nghiện rượu.

V. Những lưu ý khi dùng thuốc Tatanol

Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Để không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoài việc nắm được Tatanol là thuốc gì, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Người bệnh bị suy giảm chức năng thận, chức năng gan cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận khi sử dụng Tatanol, đặc biệt là liều điều trị kèo dào.
  • Người già và trẻ dưới 8 tuổi không nên dùng thuốc Tatanol.
  • Nếu những triệu chứng của bệnh vẫn kéo dài trên 10 ngày thì nên ngưng sử dụng thuốc.
  • Với những trường hợp được chỉ định dùng Tatanol viên nhai thì cần nhai thật kỹ trước khi nuốt. Không nuốt cả viên thuốc vì có thể gây ra tổn thương đến cổ họng.
  • Các thành phần có trong Tatanol có thể truyền từ mẹ sang con, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy Tatanol gây hại cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần hỏi bác sĩ về việc sử dụng Tatanol.
  • Cần lưu ý đến những hội chứng nguy hiểm khi sử dụng Tatanol. Nếu xuất hiện các tác dụng phụ nguy hiểm cần ngưng sử dụng và đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức.
  • Thận trọng khi dùng Tatanol cho người bệnh thiếu máu vì chứng xanh tím có thể không biểu hiện rõ.
  • Uống rượu nhiều có thể tăng độc tính của gan với thuốc nên khi dùng Tatanol không nên uống rượu.
  • Tatanol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc tăng ảnh hưởng của những tác dụng phụ. Vì thế, bạn cần phải thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc mà bản thân đang sử dụng.

Theo các nghiên cứu lâm sàng, Tatanol không gây nguy hiểm đến hầu hết người sử dụng. Thế nhưng, một số trường hợp đặc biệt hoặc dùng không đúng cách thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức. Những dấu hiệu cho thấy bạn nên ngưng dùng Tatanol, đó là:

  • Cơ thể sốt cao sau 3 ngày sử dụng thuốc Tatanol.
  • Những cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày với người lớn và 5 ngày với trẻ nhỏ.
  • Da xuất hiện tình trang phát ban đỏ, đầu đau nhức.
  • Triệu chứng của bệnh đang điều trị ngày càng tồi tệ hơn, hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng mới sau vài ngày sử dụng.

VI. Bảo quản thuốc Tatanol như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Nhìn chung, mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Không nên vứt thuốc Tatanol vào toilet hoặc đường dẫn ống nước trừ khi có yêu cầu. Bạn nên vứt thuốc đúng cách khi quá hạn hoặc không dung đến.

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã biết được Tatanol là thuốc gì cũng như cách sử dụng đúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.