Tìm hiểu ý nghĩa lượt đi lượt về là gì trong bóng đá

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1965, lượt đi lượt về đã trở nên phổ biến trong nhiều giải đấu trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng nên bỏ hình thức thi đấu này. Vậy lượt đi lượt về là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Lượt đi lượt về là gì?

Lượt đi lượt bao gồm hai lượt đấu

Trong bóng đá, lượt đi lượt về còn được gọi là thể thức 2 lượt, chỉ việc tổ chức trận đấu giữa hai đội trong 2 lượt trận (1 trận trên sân khách, 1 trận trên sân nhà). Cụ thể:

  • Lượt đi: Đây là trận đấu đầu tiên giữa hai đội. Theo đó, đội nào có xếp hàng cao hơn hoặc đội chủ nhà sẽ thi đấu trận lượt đi trên sân nhà. Kết quả của trận lượt đi sẽ ảnh hưởng đến trận lượt về.
  • Lượt về: Sau khi đã thi đấu trận lượt đi, hai đội sẽ gặp lại nhau trong trận lượt về. Trận đấu này thường diễn ra trên sân nhà đội xếp hạng thấp hoặc đội khách ở trận lượt đi. Trận lượt vệ có thể quyết định đến kết quả chung cuộc của hai đội.

Sau 2 lượt đấu, đội nào có tổng số điểm cao hơn thì giành chiến thắng.

Trường hợp hai đội có điểm số bằng nhau sau 2 lượt trận, đội nào có nhiều bàn thắng trên sân khách hơn sẽ được tính là thắng cuộc. Theo đó, luật bàn thắng sân khách vẫn được áp dụng trong trường hợp hai đội đá hiệp phụ hoặc sút luân lưu.

II. Lý do xuất hiện lượt đi lượt về trong bóng đá

Lượt đi lượt về luôn được xem là một phần quan trọng của bóng đá. Thế nhưng lịch sử lượt đi lượt về là gì, tại sao nó được áp dụng thì không phải ai cũng biết chính xác. Theo nhiều nguồn tài liệu, luật này được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1965 và đã được áp dụng phổ biến hiện nay bởi những lý do như sau:

1. Mang đến cơ hội công bằng cho đội khách và đội nhà

Trong bóng đá, việc thi đấu trên sân nhà mang đến nhiều lợi thế cho các cầu thủ. Khi được thi đấu trên sân nhà quen thuộc, với sự ủng hộ lớn từ khán giả thì cầu thủ luôn thi đấu sung sức nhất.

Do đó, để tạo ra sự cân bằng và công bằng hơn, hình thức lượt đi và lượt về ra đời. Điều này giúp mỗi đội đều có cơ hội chơi trên sân nhà và sân khách, cũng như đối mặt với những thách thức khác nhau tùy thuộc vào sân đấu và môi trường, điều kiện thời tiết.

2. Tăng thêm sự kịch tính, cảm xúc

Thể thức lượt đi lượt về mang đến sự kịch tính cho các giải đấu

Lượt đi lượt về mang lại một không khí kịch tính và hứng khởi cho cả người hâm mộ và các đội bóng. Khả năng lội ngược dòng với những bàn thắng quyết định, và những tình huống căng thẳng đều là những yếu tố làm tăng thêm giá trị giải đấu.

Việc biết trước kết quả của trận lượt đi không làm giảm đi sức hấp dẫn mà ngược lại, tạo nên những trận lượt về đầy bất ngờ và kịch tính.

Ngoài ra, lượt đi lượt về cũng mang đến cơ hội sửa sai cho các đội bóng trong trường hợp gặp khó khăn ở trận lượt đi. Nhờ đó mà tăng tính công bằng và cơ hội cho các đội bóng, không chỉ là những đội mạnh.

3. Thuận tiện cho việc tổ chức các giải đấu

Hình thức lượt đi và lượt về cũng mang lại sự thuận tiện cho việc tổ chức giải đấu. Các đội bóng có thể chuẩn bị tốt hơn cho việc di chuyển và sắp xếp lịch trận đấu một cách hợp lý. Điều này giúp giảm áp lực cho các đội bóng và đảm bảo rằng mọi đội đều có được đảm bảo sự công bằng.

Bên cạnh đó, việc đá lượt đi lượt về cũng giúp đảm bảo sức khỏe của cầu thủ.

III. Những thông tin khác về lượt đi lượt về

1. Cách tính điểm lượt đi lượt về là gì?

Như đã chia sẻ khi giải thích lượt đi lượt về là gì, theo quy định mỗi đội phải đá 2 lượt trận với 1 trận trên sân nhà và 1 trận trên sân khách. Cách tính điểm cụ thể như sau:

  • Nếu lượt đi lượt về của hai đội có số bàn thắng chênh lệch thì tổng điểm đội nào cao hơn thì đội đó giành chiến thắng.
  • Nếu sau 2 lượt đấu, cả hai đội có tổng số điểm bằng nhau thì đội có bàn thắng trên sân khách nhiều hơn thì đội đó giành chiến thắng.
  • Nếu hai đội có số bàn thắng trên sân khách và sân nhà bằng nhau thì sẽ đá hiệp phụ, mỗi hiệp 15 phút để phân định kết quả thắng thua cuối cùng. Kết thúc 2 hiệp phụ, nếu kết quả vẫn bằng nhau thì số bàn thắng của đội khách sẽ được nhân đôi.

2. Những giải đấu áp dụng lượt đi lượt về

Luật lượt đi lượt về được áp dụng trong nhiều giải đấu

Dưới đây là một số giải đấu áp dụng thể thức lượt đi lượt về:

  • UEFA Champions League: Giải đấu dành cho các câu lạc bộ hàng đầu ở châu Âu áp dụng thể thức lượt đi lượt về ở ngay vòng loại và những vòng sau đó, bao gồm các vòng knock-out.
  • Ngoại hạng Anh: Giải bóng đá hàng đầu nước Anh cũng áp dụng lượt đi lượt về trong ở vòng đấu.
  • AFC Cup: Giải đấu dành cho các câu lạc bộ tại châu Á cũng áp dụng thể thức lượt đi lượt về.
  • AFF Cup: Đây chắc hẳn là giải đấu quen thuộc với nhiều khán giả Việt Nam. Giải này cũng tổ chức theo thể thức lượt đi lượt về ngay từ vòng bán kết cho đến trận chung kết. Đây được xem là điều đặc biệt bởi rất ít giải bóng đá lại đá 2 trận chung kết như vậy.

Bên cạnh đó, còn có những giải khác cũng áp dụng thể thức lượt đi lượt về như Bundesliga, La Liga, Serie A, Europa League….

IV. Tại sao lượt đi lượt về bị phản đối?

Thực tế, có rất nhiều ý kiến cho rằng lượt đi lượt về là không công bằng. Vậy hãy cùng các chuyên gia của Cakhia Link phân tích ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Trường hợp hai đội có tỉ số hòa 0-0 sau trận lượt đi, nhưng sau đó ở trận lượt về tỉ số hòa 1-1 thì đội khách nghiễm nhiên giành chiến thắng cuối cùng. Nhìn vào tỉ số này chắc chắn không ai dám nói nội chiến thắng thực sự xứng đáng.

Thêm một trường hợp khác, 2 đội có tỉ số hòa 1-1 sau trận lượt đi. Đến cuối hiệp 1 lượt về, tổng số điểm sẽ là 3-1. Theo luật lượt đi lượt về, để đảo ngược tình thế, đội thua cuộc phải ghi ít nhất 3 bàn nữa. Trong khi thời gian thi đấu còn lại là hiệp 2 và đây là điều khá khó với nhiều đội bóng.

Kết quả, trận đấu diễn ra tẻ nhạt và buồn chán. Cả hai đội thi đấu với tinh thần nắm chắc kết quả thắng thua, dù biết hiệp 2 vẫn còn. Điều này không chỉ khiến cầu thủ mà khán giả cũng vô cùng thất vọng.

Bởi những lý do này mà nhiều người tỏ thái độ không hài lòng với lượt đi lượt về.

V. Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ lượt đi lượt về là gì, cũng như cách tính điểm trong các giải đấu. Thực tế, luật này từng gây ra nhiều tranh cãi, song không có gì là tuyệt đối cả, bởi mỗi trận đấu dù hay đến mất cũng để lại những tiếc nuối cho người hâm mộ.